Khám phá những lễ hội ở Ba Vì đầy độc đáo
Ba Vì là vùng đất nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, nơi đất trời hội tụ ban tặng cho hệ sinh thái thiên nhiên dồi dào, phong phú. Bên cạnh đó người ta đến Ba Vì còn để khám phá những đến độc đáo trong văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, người dân bản địa tại nơi đây. Những di tích lịch sử văn hóa, những ngôi đền tâm linh và những con người với tinh thần, nét đẹp riêng đang chờ bạn tìm hiểu. Hãy cùng trải nghiệm những lễ hội ở Ba Vì mà bạn có thể khám phá khi du lịch tại vùng đất giàu truyền thống văn hóa này.
1. Tết của người Mông
Theo quan niệm truyền thống của xứ Mường, Tết không bắt đầu vào ngày Ông Công, ông Táo như của người Kinh mà chỉ thực sự bắt đầu ngày xuân từ 27 tháng Chạp. Từ ngày này, chợ Tết cũng mới được mở ra với không khí rộn ràng, nhộn nhịp mang nét đặc trưng của người Mường. Vào ngày giáp Tết, những gia đình sung túc Mường thường mời thày “tlương” (thầy cúng) để cầu cho linh hồn những người quá cố được siêu sinh tịnh độ. Còn đối với những gia đình không có kinh tế nhiều chỉ có lễ vật thường dâng cúng. Ngoài ra nơi đây còn một lễ đặc biệt nữa gọi là “wai hộp” (có nghĩa là họp vía) bởi theo quan niệm cần có đủ vía mới khỏe mạnh trong mấy ngày Tết.
Từ chiều ngày 30 tháng Chạp âm lịch, khi tiếng cồng và trống lớn ở nhà quan Lang vang rồi đến 3 tiếng súng bắn chỉ thiên báo cho dân biết một năm đã sắp hết. Người dân Mường ở Ba Vì vào thời điểm này tiếng cồng và trống không lúc nào ngớt trong ngày cuối năm. Nghe thấy tiếng cồng hay tiếng trống, dân chúng phải mau mau sửa soạn đến tụ tập tại nhà quan Lang hay Thổ lang chuẩn bị đón tết đón năm mới đến.
2. Lễ hội làng Khê Thượng
3. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh
Với ý nghĩa mang lại giá trị bản sắc truyền thống, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh là hoạt động tâm linh, vui chơi đầu xuân thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Lễ hội Tản viên Sơn Thánh được tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng như tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn.
Tương tự như các đền thờ khác khi vào lễ hội, đều có hoạt động là lễ tế, lễ rước thánh của nhân dân trong vùng và du khách thập phương vô cùng trang nghiêm, đầy thành kính. Bên cạnh phần lễ là phần hội với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như ném còn, cồng chiêng, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy… được tổ chức vô cùng nhộn nhịp.
Để lại một bình luận